Nếu bạn quan tâm đến cốp pha bó vỉa (khuôn đúc bó vỉa) và cách đổ bó vỉa như thế nào thì bài viết này bạn không thể bỏ qua. Hãy tìm hiểu tổng quát về các khái niệm trước khi đi vào chi tiết từng đặc điểm cụ thể
Bó vỉa là gì? Bó vỉa bê tông là gì?
Bó vỉa là cấu tạo phổ biến dùng để chuyển tiếp cao độ giữa một số bộ phận trên đường phố. Bó vỉa thường được bố trí ở mép hè đường, dải phân cách và đảo giao thông…
Bó vỉa bê tông là phần cấu kiện bê tông được đúc sẵn, sử dụng tại các vỉa hè nhằm phân rõ khu vực cho người đi bộ hoặc sử dụng làm dải phân cách giao thông giữa các làn đường
Cốp pha bó vỉa (ván khuôn bó vỉa) là gì?
Cốp pha bó vỉa hay còn gọi là ván khuôn bó vỉa là loại cốp pha thép dùng để đúc những viên bê tông bó vỉa hè. Tùy vào yêu cầu hình dạng viên bó vỉa mà khuôn đúc có hình dạng khác nhau
Hiện nay, cốp pha bó vỉa công ty Phụ Kiện Và Cốp Pha Việt đang được ứng dụng nhiều trong các công trình. Nó có đặc điểm cũng như ưu điểm sử dụng tương tự như các loại coppha định hình.
Cấu tạo và bản vẽ ván khuôn bó vỉa
- 2 tấm thép 2 đầu vừa là tấm chắn để tạo khe co giãn cho từng đoạn bó vỉa vừa là khuôn định hình cho kích thước mặt cắt ngang của bó vỉa
- 2 mặt trước sau có chiều cao bằng chiều cao của bó vỉa tùy theo thiết kế của bản vẽ
- Tấm chắn ở giữa (bó vỉa kép) để tạo khoảng cách 2 phần của bó vỉa, phần tiếp giáp với đường và phần tiếp giáp vỉa hè
Quy cách khuôn đúc bó vỉa:
- Chiều dài 1 mét
- Bó vỉa đơn: đổ 1 lần được 1 bó vỉa
- Thiết kế kép đổ 1 lần được 2 bó vỉa
- Nguyên liệu thép
- Bề mặt sơn đỏ
- Có lỗ 2 đầu để cẩu tháp
- Giá tiền có thể tính theo kg hoặc theo bộ
5 ứng dụng cơ bản của cốp pha bó vỉa:
- Định hình đổ bê tông tại những vị trí đa dạng.
- Được thiết kế để chịu được tác động bánh xe
- Ngoài ra cốp pha bó vỉa còn dùng chỉ đạo các phương tiện đi đúng trong lòng đường dành riêng cho xe chạy
- Đáp ứng tốt các biện pháp thi công với nhiều quy mô công trình khác nhau,
- Kích thước của ván khuôn thì tuỳ theo vào thiết kế của công trình
Cách tính cốp pha bó vỉa (cách tính ván khuôn bó vỉa)
Cách tính của loại coffa này cũng hoàn toàn đơn giản, nó sẽ được tính toàn bộ diện tích xung quanh + 2 đầu trừ đi mặt bên giáp với hè đường khi lắp đặt. Coppha được định hình sẵn thì coppa tính cho bó vỉa là tính lắp đặt đơn vị 1 m, hoặc 2 m.
Như vậy, khi sử dụng cốp pha bó vỉa việc thi công công trình hè đường hay các công trình khác đều có khả năng được đảm bảo chất lượng, tiến độ thi công ổn định, an toàn và chắc chắn
2 loại khuôn đúc bó vỉa được sử dụng phổ biến hiện nay
#1. Khuôn bó vỉa đúc sẵn
Loại này thường được đúc sẵn rồi đưa ra lắp đặt. Trước tiên chúng ta căn cứ vào bản vẽ thiết kế xem tất cả có bao nhiêu loại bó vỉa, mỗi loại có bao nhiêu đoạn và tính cho từng đoạn rồi nhân lên; từng đoạn sẽ được tính theo cách thông thường.
Khi lắp đặt cốp pha bó vỉa ta sử dụng mã lắp đặt cấu kiện bê tông đúc sẵn bằng thủ công theo trọng lượng từng loại bó vỉa. (thông thường mỗi đoạn là 1m và một vài kích thước lẻ ở những chỗ chiều dài không chẵn hoặc khúc khuỷu
#2. Khuôn bó vỉa đúc tại chỗ
Đây là loại khuôn đúc đặt ngay tại vị trí cần đặt sau đó mới đổ bê tông cốt thép vào.
Các bước thi công bó vỉa (cách đổ bó vỉa) bằng bê tông trong công tác thi công đường giao thông
Sau khi thi công xong lớp nền hạ cho mặt đường thì chúng ta bắt đầu thi công bó vỉa 2 bên đường
- Đầu tiên sẽ tiến hành ghép cốp pha cho bó vỉa
- Bước tiếp theo là đổ bê tông: Việc đổ bê tông cho bó vỉa có thể sử dụng bê tông tươi hoặc bê tông trộn bằng máy tại ví trí thi công. Thường thì các nhà thi công tập kết cát – đá – xi măng đủ cho khối lượng của từng đoạn sau đó trộn và dùng xe rùa đổ vào vị trí thi công
- Sau khi đổ bê tông xong chúng ta sẽ đầm dùi và dùng bay sắt để cào và xoa phẳng bề mặt vữa.
> Xem thêm các loại Cốp pha khác tại đây
> Xem thêm các sản phẩm khác tại https://dohungphat.com.vn/
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.